Địa lý Dãy_núi_Cascade

Tổng quan

Dãy Cascade là một dãy núi trải dài dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, với khoảng cách trung bình là 200 km từ Thái Bình Dương, phía Nam của tỉnh British ColumbiaCanada kéo dài đến Bắc California của Hoa Kỳ xuyên qua các tiểu bang WashingtonOregon. Nó bị chặn ở phía bắc bởi sông Thompson trước khi hợp lưu với sông Fraser và nằm về phía nam hồ Almanor. Dãy là một phần của Dãy ven biển Thái Bình Dương và mở rộng về phía bắc qua dãy núi Coast (Ven biển) và phía nam qua dãy núi Sierra Nevada.[10] Xuyên qua Cao nguyên sông Columbia về phía đông, chạy dọc theo trục bắc/nam cùng Dãy núi Rocky. Điểm giáp biển duy nhất nằm tại Puget Sound phía tây bắc của tiểu bang Washington.[11]

Toàn cảnh từ đỉnh Goat (con dê).

Địa hình

Địa mạo

Địa hình của dãy núi Cascade chia thành hai vùng địa lý khác biệt: về phía đông là Đông Washington, là vùng cao nguyên khô cằn mở rộng[12] được hình thành từ 16 triệu năm trước bởi dòng dung nham khổng lồ của sông Columbia và các nhánh chính của nó, sông Snake, sông Yakimasông Okanagan, tạo nên địa hình ấn tượng[13]; về phía tây, địa hình chiếm ưu thế là vùng đất thấp Puget Sound, cùng dãy núi ven biển Oregondãy núi Olympic của hệ thống dãy núi ven biển Thái Bình Dương.

Quang cảnh hẻm núi sông Columbia ở phía đông.

Hẻm núi sông Columbia làm gián đoạn chủ yếu địa hình dãy núi Cascade.[11] Vào thời điểm của biến động địa hình 7 triệu năm trước, vào Thế Pliocen, sông Columbia chia cắt cao nguyên cùng tên. Khi dãy núi được nâng cao lên, dòng sông chảy theo hướng của nó và cắt địa hình tạo thành các hẻm núi sâu.[14]

Quang cảnh hồ sông băng Triad ở Bắc Cascade với đỉnh núi Glacier ở bên phải.

Các núi lửa cao nhất trong dãy núi gồm có núi Rainier cao 4392 mét so với mực nước biển, được gọi là High Cascades. Ngọn núi này cao gần gấp đôi so với độ cao trung bình xung quanh, từ đỉnh núi, có thể nhìn thấy quang cảnh xa tới 100 hoặc thậm chí 150 km. Có hơn 120 ngọn núi lửa nằm trong khu vực phía nam của sông Columbia.[11] Có mười một đỉnh núi cao trên 10.000 feet (3.048 mét), trong đó có hai đỉnh cao hơn 14.000 feet hoặc 4.000 mét, độ cao của những ngọn núi này ấn tượng hơn nhiều so với các đỉnh núi ở dãy núi Rocky bởi vì hầu hết đều có thể nhìn thấy một cách hoàn hảo quang cảnh từ bờ biển và khu vực xung quanh.[15]Oregon, những vùng đất nằm về phía tây của dãy núi được gọi là Tây Cascades; có một ngọn núi lửa có tuổi lâu hơn là High Cascades.[16]

Phần miền bắc, phía bắc từ đèo Snoqualmie nằm ở biên giới Canada-Hoa Kỳ là vùng Bắc Cascade, được gọi chính thức là Canadians Cascades hay Cascade Mountains[17] ở phía bắc của dãy núi này. Núi lửa có địa hình núi chủ yếu là núi kim tự tháp, đôi khi được sánh so với dãy núi Anpơ.[18] Chúng khó tiếp cận hơn và môi trường hoang dã hơn, với nhiều thung lũng hơn về độ cao, các rặng núi nhọn, dốc, nhiều hồ băng, cũng như nhiều đá vụn bề mặt hơn so với High Cascades.[19][20]

Phân khu

Dãy núi Cascade được chia thành các nhóm núi và khối núi:[1]

Bản đồ các phân khu của dãy núi Cascade.Quang cảnh Twin Sisters ở Bắc Cascade.Quang cảnh ở Nam Washington từ đèo Snoqualmie nhìn về Bắc Cascade.Một số núi lửa lớn trong dãy núi.
Phân khu cấp 1Phân khu cấp 2Phân khu cấp 3ĐỉnhĐộ caoChú thích bản đồ
Bắc CascadePhạm vi Bắc Cascadecao nguyên Nicoamen, khu vực Stoyoma-Lytton, nhóm sông Anderson, khu vực núi Thynne, khu vực phía bắc núi Hy Vọngnúi Stoyoma2.267 m[A1]
Chaînon SkagitChaînon Cheam, khu vực phía nam núi Hy Vọng, núi Hy Vọng (Hope), phần trước Chaînons, nhóm Custer-Chilliwack, khu vực dưới chân Twin Sisters, khối núi Baker-Shuksan, khu vực Bacon-Blum-Triumph, Chaînon Picketnúi Baker3.285 m[A2]
Chaînon HozameenChaînon Bedded, Arête Manson, trung phần Chaînon Hozameen, về phía nam Chaînon Hozameennúi Jack2.763 m[A3]
Chaînon Okanaganphía bắc Chaînon Okanagan, phía bắc đèo Washington, miền trung Pasayten, Chaînon Cathedral, Snowy-Windy-Chopaka, Chaînon Tiffany, khu vực d'Aeneas-Palmer, khu vực Loup Loupnúi Lago2.665 m[A4]
Khu vực núi Loopnúi Cultus, Round-Gee-Deer, khu vực White Chuck, Three Fingers-Whitehorse, bên trong núi Loop, khu vực Pilchuck, Arête Ragged, khu vực núi CristoĐỉnh Sloan2.388 m[A5]
miền trung của Bắc CascadeArête Ragged, khu vực Goode-Logan-Black, khối núi Eldorado, khối núi Buckner-Boston, khu vực Buckindy-Snowking, Crête Ptarmigan, khối núi Bonanzađỉnh Bonanza2.899 m[A6]
núi Methowphía nam đèo Washington, Chaînon Gardner, phía nam núi Methow, Arête Sawtooth, phía nam núi Methownúi Bắc Gardner2.730 m[A7]
Khu vực đỉnh núi Glacier-phía bắc đèo Stevenskhối núi Glacier, Pugh-Black, Chaînon Dakobed, Arête Chiwawa, núi White, Arête Wenatchee, Wild Sky, Arête Nasonđỉnh Glacier3.213 m[A8]
Núi Entiatphần bắc núi Entiat, phần nam núi Entiatnúi Fernow2.819 m[A9]
Monts Chelanphần bắc núi Chelan, phần nam núi Chelanđỉnh Cardinal2.618 m[A10]
Nam Washington CascadeKhu vực hồ Alpinekhu vực Seattle-Everett, khu vực Index-Tolt, dĩa bắc-trung Snoqualmie, phía bắc đèo Snoqualmie, khu vực núi Daniel, Chikamin-Keechelus, Arête Kachessnúi Daniel2.426 m[B1]
Núi Wenatcheenúi Chiwaukum, phía nam núi Wenatchee, Chaînon Stuart, khu vực Teanaway, Arêtes Mission-Naneumnúi Stuart2.870 m[B2]
biểu tượng của Nam CascadeHighline-West Seattle, Issaquah Alps, Cedar River-Sud du col de Snoqualmie, Huckleberry-Grass, Crête de la South Cascade centrale, Arêtes West Manashtash-Umtanum, Zone du Mont Aixnúi Aix2.367 m[B3]
Khu vực núi Rainiermiền bắc của núi Rainier, núi Sourdough, miền tây núi Rainier, khối núi Rainier, miền đông núi Rainier, khu tây-nam núi Rainier, Chaînon Tatooshnúi Rainier4.392 m[B4]
Goat Rocksđỉnh Gilbert2.494 m[B5]
Khu vực núi Saint Helensnúi Saint Helens2.549 m[B6]
Khu vực núi Adamsnúi Adams3.742 m[B7]
Phía bắc hẻm núi ColumbiaLemei Rock1.806 m[B8]
Oregon CascadeKhu vực núi Hoodnúi Hood3.426 m[C1]
Khu vực núi Jeffersonnúi Jefferson3.199 m[C2]
Khu vực "cổ áo" SantiamThree Fingered Jack2.390 m[C3]
Khu vực SistersNam Sister3.157 m[C4]
Khu vực thung lũng Willametteđỉnh Diamond2.665 m[C5]
Khu vực Hồ Craternúi Thielsen2.799 m[C6]
Nam Oregon Cascadenúi McLoughlin2.894 m[C7]
California CascadeKhu vực núi Shastanúi Shasta4.317 m[D1]
miền trung của California Cascadeđỉnh Crater2.647 m[D2]
Khu vực đỉnh LassenĐỉnh Lassen3.187 m[D3]

Các ngọn núi lửa lớn

Quang cảnh núi Rainier nhìn từ phía đông-bắc.Quang cảnh núi Hood phản chiếu trong hồ Mirror.Núi Shasta nhìn từ hồ Siskiyou.Tiểu bang WashingtonOregonNúi BachelorCalifornia
  • Núi Shasta (4.317 m, California Cascade/khu vực núi Shasta)
  • Đỉnh Lassen (3.187 m, California Cascade/khu vực đỉnh Lassen)
  • Núi Tehama (2.815 m, California Cascade/khu vực đỉnh Lassen)
  • Núi Hoffman (2.412 m, California Cascade/miền trung của California Cascade)

Các ngọn núi chính khác

WashingtonCalifornia
  • Đỉnh Eagle (2.811 m, California Cascades/khu vực đỉnh Lassen)
  • Núi Diller (2.769 m, California Cascades/khu vực đỉnh Lassen)

Nước

Bản đồ lưu vực sông của các nhánh chính của sông Columbia: dòng sông chảy về hướng đông của dãy núi từ Bắc Cascade đến Three Sisters.

Chỉ có ba con sông băng ngang qua dãy núi Cascade, hướng đông sang tây: đó là hướng bắc vào nam của sông Columbiasông Klamath, và sông Pit (một nhánh tả ngạn của sông Sacramento).[21] Nhìn chung không có một nhánh nào là quan trọng. Sông Williamson chảy ở hữu ngạn, thượng nguồn của sông Klamath và chạy dọc theo rìa phía đông của dãy núi.[21] Một số phụ lưu khác là một phần của sông Columbia chảy một phần phía đông của Cascades: sông Okanagan và phụ lưu của nó ở hữu ngạn sông Similkameen nơi giáp ranh Bắc Cascades, như sông Methow, sông Wenatcheesông Yakima, cả bốn ở bên hữu ngạn; và sông Deschutes ở tả ngạn. Bốn lưu vực lớn của Columbia bao gồm một phần phía tây của Cascades, cụ thể ở tả ngạn của sông Sandy và các nhánh của nó là sông Salmon, sông Bull Run, và sông Willamette, từ các nguồn của nó ở phía Bắc và Trung Fork, và các nhánh của nó ở hữu ngạn, như sông McKenzie, sông Calapooia, Bắc và Nam Santiam, sông Molallasông Clackamas; và hữu ngạn của sông Lewissông Cowlitz.[21][22][23] Ngoài ra, sông Fraser đóng vai trò là ranh giới tự nhiên với dãy núi Coast ở cuối phần phía bắc của Cascades. Trong số các con sông lớn khác có nguồn trong dãy núi, tất cả đều ở sườn phía tây, chảy từ bắc xuống nam như sông Skagit, sông Skykomish, sông Snoqualmie, sông Green, sông Puyallupsông White và nhánh sông Nisqually của nó ở Tiểu bang Washington; Bắc và Nam Umpquasông Rogue ở Oregon.[21][22][23]

Sông băng Boulder trên Núi Baker trong năm 2003 và so sánh với sự thay đổi của các mặt băng trong năm 1985.

Ngoài Alaska, hệ thống sông băng của dãy Cascade là lớn nhất ở Mỹ. Đặc biệt tập trung ở Bắc Cascade. Do đó, núi Rainier đạt một số kỷ lục: hai mươi lăm sông băng bao phủ khoảng 100 km2; dài nhất trong đó, Emmons Glacier dài 7,2 km và xuống ở độ cao 3.700 mét so với mực nước biển.[15] Các ngọn núi ở Oregon, núi Jefferson, Three Fingered Jack, Three Sisters và Broken Top đều có sông băng.[24] Bắc Cascade có khoảng 700 sông băng cho đến năm 1980,[25] trong đó 312 nằm trong Vườn Quốc gia Bắc Cascades. Những dòng sông băng này cung cấp 25% lượng nước cho các dòng sông trong những tháng mùa hè. Tuy nhiên, chúng đang trong giai đoạn sụt giảm nhanh chóng. Từ năm 1984 đến 2008, một nghiên cứu thu thập 47 mẫu băng cho thấy độ dày trung bình băng giảm 14 mét, chiếm 20 đến 40% thể tích của các sông băng. Một số đã phải trải qua một sự sụt giảm độ dày băng tích lũy. Điều này cản trở bất kỳ sự ổn định nào do quá trình sụt giảm của chúng, do đó nhiều sông trong số chúng, bao gồm Spider Glacier và Lewis Glacier đã biến mất hoàn toàn từ đầu những năm 1990 cho đến giữa những năm 2000. Sông băng Lyman sẽ chịu chung số phận trong 30 đến 50 năm nữa. Sự sụt giảm này có thể được giải thích bởi sự sụt giảm 25% lượng mưa mùa đông kể từ năm 1946 và nhiệt độ trong vùng tăng Bản mẫu:Tmp kể từ năm 1985.[20][26]

Nhìn từ hồ Chelan.

Các hồ chứa nước giữ nước từ tuyết tan chảy để sản xuất thủy điện, làm thủy lợi, sản xuất năng lượng cho các trang trại cá hồi và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.[20][22][23] Hồ nước nhân tạo Ross, được tạo ra bởi đập cùng tên trên sông Skagit về phía bắc Washington, dài 37 km chảy vào lãnh thổ Canada. Hồ Chelan, có từ thời kỳ băng hà nhỏ dài khoảng 150 km, có đặc điểm: có độ sâu tối đa 118 mét dưới mực nước biển, với độ cao bề mặt là 335 mét.[27] Hồ Craterhõm chảo của núi Mazama, nó là hồ sâu nhất ở Mỹ với độ sâu 589 mét.[28] Hồ Klamath tạo nên từ những thác nước lớn nhất của dãy núi, nằm ở chân núi phía đông. Trong số các hồ nước lớn khác, hồ Almanorhồ Eagle nằm ở cuối phía nam của dãy. Hồ Waldo, hồ Odellhồ dự trữ Wickiup nằm giữa Newberry Crater ở phía đông, Diamond Peak ở phía nam và núi Bachelor ở phía bắc. Hồ Spirit trên sườn phía bắc của núi St. Helens tràn ngập dung nham sau vụ phun trào năm 1980 nhưng dòng chảy đã nhanh chóng lấp đầy một lần nữa, nhiều đến nỗi chúng phải được rút nước bởi một khe hở nhân tạo để nó không đe dọa làm sập đập của các mảnh vụn núi lửa.[29]

Địa chất

Từ cuối Kỷ Tam Điệp và đầu Kỷ Jura, khoảng 200 triệu năm trước, Bắc Mỹ tách ra từ Laurasia và trôi dạt về phía tây.[30] Các vụ va chạm lục địa tạo thành Cung núi lửa, địa chất tích tụ và dồn vào địa khu dọc theo bờ biển, cũng như sự hút chìm do mắc ma. Đến nay, lục địa đã mở rộng thêm 650 km.[31]

Quang cảnh núi Shuksan từ Hồ Picture.

Trong khoảng từ 115 đến 57 triệu năm trước, mảng Farallon di chuyển về phía đông bắc. Một vết nứt xuất hiện ở địa tầng của California, khoảng 90 đến 80 triệu năm trước, gây ra sự phân tách của mảng Kula và sự hút chìm của nó dưới lục địa về phía đông. Sự đứt gãy hình thành bởi vị trí của hồ Ross là giới hạn giữa bờ biển cũ và các rìa của mảng địa chất. Các núi lửa liên quan đến hoạt động hút chìm từ lâu đã biến mất do ảnh hưởng của tình trạng xói mòn. Mặt khác, các pluton granit đã nổi lên trên bề mặt để tạo thành batholith của dãy núi Coast và một phần của Bắc Cascades. Các trầm tích đại dương lắng đọng, chịu áp suất mạnh mẽ đã biến chất thành các đá phiếnmicaschists; tương tự như vậy, một số đá granit biến chất chuyển thành gneis. Sự nóng chảy một phần của hỗn hợp đá granit và trầm tích tạo ra migmatit của ngọn núi Chelan thuộc chuỗi Skagit ở Bắc Cascades.[30][32] Kết quả của sự xói mòn của những tảng đá này nằm ở chân đồi tạo thành cuội kết, acco, cát kết và grauwacke, đá bảngbột kết.[23] Trong khoảng từ 50 đến 40 triệu năm trước, diễn ra sự dịch chuyển của mảng Kula một cách đáng kể đến Alaska về phía bắc dọc theo ranh giới chuyển dạng. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, sự lắng tụ của đáy đại dương và nền đá bazan định hình những ngọn núi trong tương lai của dãy núi Olympic và mảng Farallon ở Tây Bắc Thái Bình Dương.[33]

Hoạt động địa chất hình thành nên dãy núi Cascade bắt đầu từ 36 triệu năm trước. Phần còn lại của mảng Farallon được gọi là mảng Juan de Fuca. Vòng cung núi lửa Cascades xuất hiện từ hoạt động hút chìm mới. Nếu như địa mạo của chuỗi địa hình không liên quan gì đến vẻ ngoài hiện tại của nó thì đá núi lửa bắn ra trong thời gian Thế Oligocen chiếm ưu thế trong việc tạo ra vẻ ngoài của nó. Khi hoạt động của núi lửa sụt giảm trong thời gian từ 17 đến 12 triệu năm trước, trong Thế Miocen một lượng bazan khổng lồ đổ vào Lưu vực Columbia hiện tại. Dãy núi ngày nay được thiết lập từ 7 đến 5 triệu năm, vào đầu Thế Pliocen. Với sự phân tách đồng thời của mảng Explorer và sự trồi lên của khu vực hút chìm, góc đới Wadati-Benioff tăng lên. Ma sát trở nên mãnh liệt hơn, áp suất tăng lên và núi lửa lại tiếp tục phun. Bắc Cascades có sự xuất hiện của một cao nguyên chuyển từ dãy núi Coast về phía bắc. Các núi lửa High Cascades chính được sinh ra trong khoảng từ 3 triệu năm đến 140.000 năm trước.[14][34] Có sự khác biệt từ Bắc đến Nam về hoạt động của núi lửa trong Tiểu bang Washington, hầu hết trong số đó là núi lửa dạng tầng Andesit, ngoại trừ núi Adams ở Oregon, một số ngọn núi trong đó trải trên một dải rộng từ 40 đến 50 km, có nhiều bazan và đá quý xen kẽ, hình nón núi lửa,[35] núi Jefferson, Three Sisters, Broken Top và các núi Mazama đã giải phóng dacit Rhyolit thành Luồng mạt vụn núi lửa;[36] trong bang California có ngọn núi lửa hình khiên bazan duy nhất trong chuỗi, Medicine Lake.[35] Sự xói mòn của những tảng đá thành dăm đá có từng lớp dính nhau và tuff, sa thạch và bột kết cũng có mặt trong các thung lũng.[23] Sự hội tụ giữa các mảng Bắc Mỹ và Juan de Fuca tiếp tục với tốc độ khoảng bốn cm mỗi năm, suy giảm từ hai đến ba cm mỗi năm trong giai đoạn 7 triệu năm.[37]

Trong hai triệu năm qua, ít nhất bốn lần Kỷ băng hà đã làm tăng dải băng trên vùng gần biên giới Canada - Hoa Kỳ hiện nay. Từ 18.000 đến 10 hoặc 12.000 năm trước, Kỷ băng hà cuối cùng dải băng rộng nhất, chúng được biết đến với tên địa phương là Vashon, được đặt tên là Đảo Vashon trong Puget Sound, kéo dài ngang qua bang Washington. Ở phía tây của phạm vi, nó bao phủ địa điểm Seattle dày 900 đến 1.000 mét và Bellingham gần gấp đôi, để lại những mỏ đất sétsỏi khổng lồ. Về phía đông, băng tăng độ dày định kỳ tạo ra các hồ chắn tự nhiên trên sông Columbia, dẫn đến lũ lụt lớn. Những thời kỳ băng hà lục địa và một số sự kiện khí hậu địa phương đã tạo nên Bắc Cascades.[14][30]

Khí hậu

Quang cảnh một con đường đang được dọn tuyết trên núi Baker.

Khí hậu trên dãy núi Cascade là ôn đới.[38] Do vị trí gần với Thái Bình Dương nên gió tây là chủ yếu, các sườn phía tây của dãy chịu ảnh hưởng của đại dương với lượng mưa tương đối cao.[39] Vào mùa hè, một cơn bão Bắc Thái Bình Dương thổi vào mang lại không khí khô ráo, trong lành; Tuy nhiên, từ tháng Mười đến tháng Tư, một khu vực áp suất thấp hoạt động và khối không khí ẩm mang mưa đến phía tây nam,[38] kết quả là lượng mưa hàng năm vượt quá 4.000 mm ở nhiều vùng.[24] Từ những lượng mưa này dẫn đến tuyết rơi đáng kể ở độ cao 600 mét so với mực nước biển. Điển hình như núi Baker đã trải qua đợt tuyết rơi cao nhất trong một mùa ở Hoa Kỳ, ngoại trừ Alaska, với 29 mét tuyết tích tụ trong mùa đông 1998 - 1999, vượt qua kỷ lục trước đó là 28,5 mét tại núi Rainier trong năm 1971 - năm 1972.[40] Do đó, hầu hết High Cascades được bao phủ bởi tuyết trong suốt năm.[24] Nhiệt độ hiếm khi dưới -10 °C và lớn hơn 25 °C. Sự khác biệt giữa ngày và đêm là vừa phải, do ảnh hưởng của đại dương.[38]

Lượng mưa trung bình hàng năm dưới 200 mm ở chân núi phía đông do hiện tượng bóng mưa.[41] Tại hồ Crater, 90% lượng mưa rơi giữa 1 tháng Mười và tháng 31 tháng Năm.[24] Khí hậu mang tính chất lục địa, nhiệt độ mùa thay đổi rõ rệt hơn và gió hoạt động mạnh hơn.[41] Nhiệt độ cực đoan được biết đến trong dãy núi luôn luôn xuất phát từ điều kiện khí quyển với hệ thống áp suất cao phía bắc, trung tâm hoặc phía đông của Cascades, gây ra luồng không khí nội địa thổi về phía tây.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dãy_núi_Cascade http://archive.ilmb.gov.bc.ca/bcgn-bin/bcg10?name=... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/97772 http://www.chelanvalley.com/holden_discovery.htm http://geology.com/records/deepest-lake.shtml http://www.goingoutside.com/lakeranges/5_Northern_... http://www.onscenicroutes.com/cascademain.html http://www.peakbagger.com/range.aspx?rid=125 http://www.skimountaineer.com/CascadeSki/CascadeSk... http://www.skimountaineer.com/CascadeSki/CascadeSk... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...